Công ty Luật TNHH MTV Đức Tựu TPP

1900.0339 ducbdg@gmail.com
Công ty luật Đức Tựu

Yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Câu hỏi: Em và chồng em mới ly hôn, con em mới 24 tháng tuổi, nên em được quyền nuôi con. Luật sư cho em hỏi là em muốn chồng em phụ tiền nuôi con cùng em thì như thế nào ạ? Nếu phụ thì mỗi tháng được bao nhiêu và bằng cách nào ạ?

Trả lời: 

   Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đức Tựu. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Hôn nhân và Gia đình. 

II. Nội dung tư vấn.

1. Về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.

   Khi bạn và chồng bạn ly hôn, bạn có quyền yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng tiền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn được quy định cụ thể tại Điều 82 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
   Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

   Như vậy, khi ly hôn, chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con để đảm bảo cho cuộc sống của con, quy định này của pháp luật nhằm bảo vệ quyền trẻ em.

2. Về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng. 

+ Về mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng do bạn và chồng bạn thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của bạn như việc nuôi dưỡng và học hành; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

+ Về phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).  

   Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết được vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.    
   Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.0339 hoặc gửi qua mail: luatductuu@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Đức Tựu.
   Rất mong nhận được sự hợp tác!

-