Công ty Luật TNHH MTV Đức Tựu TPP

1900.0339 ducbdg@gmail.com
Công ty luật Đức Tựu

Ranh giới nào giữa có tiền cho vay để lấy lãi và cho vay “tín dụng đen” phạm pháp?

Câu hỏi: Thưa luật sư, pháp luật nước ta có điều khoản nào quy định về mức lãi suất tối đa khi cho vay hay không? Nếu vượt qua mức nào là vi phạm pháp luật? 
   Khi mình cho người khác vay tiền thì có cần làm hợp đồng hay phải ra cơ quan chức năng để công chứng hợp đồng ấy không thưa luật sư? Và trong trường hợp người vay tiền không trả nợ thì mình phải làm gì để đòi lại tiền một cách hợp pháp?

Trả lời: 

   Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đức Tựu. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý.

- Bộ luật Dân sự 2015

II. Nội dung tư vấn.

   Về mức lãi suất tối đa khi cho vay.

   Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Thỏa thuận mức lãi suất này bị giới hạn theo quy định. Cụ thể là trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp các bên thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

   Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ, tức là 10%/năm.

   Về hình thức của hợp đồng vay.

   Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định." Như vậy, hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và không bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. 

   Trường hợp người vay tiền không trả nợ thì mình phải làm gì để đòi lại tiền một cách hợp pháp.

   Theo quy định tại Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015:

- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

   Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết được vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

   Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.0339 hoặc gửi qua mail: luatductuu@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Đức Tựu.

   Rất mong nhận được sự hợp tác!